little-tokyo

在日30代のベトナム女性です。2006/4/4から日本語を勉強し始めました。2013/10/3に東京へ来ました。東京にあるベトナム料理の店や日本語の勉強などについて書こうと思っております。

Review chia sẻ kinh nghiệm du học Nhật!

f:id:egao89:20200528090805j:plain

Khi chuẩn bị bước sang một đất nước mới, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng hồi hộp, lo lắng, chuẩn bị thật tốt những gì cần chuẩn bị. Có lẽ cái chúng ta có thể chuẩn bị chu đáo nhất là hành lý và tiền bạc.

 


Nhớ lại ngày sang Nhật 10/2013, hành lý mình có 2 vali nhỏ thôi. Và thật may không mang vác quá nhiều.  Năm đó bước xuống sân bay Narita, sau chuyến bay dài vật vã hơn 6 tiếng. Mình bay đêm nên không ngủ được. Cả đêm trên bầu trời với những lo lắng không ngừng về đất nước mà mình sắp đến.

Mặc dù đó là mong ước từ rất lâu, năm 2 đại học, đó là khi bắt đầu tham dự học bổng Mext, mùa hè năm 2009, nhưng lại rớt ở vòng cuối (HCM vào vòng cuối có tầm 10 người, trong đó chỉ có mình là nữ).

 

Sau khi bước xuống sân bay Narita, với sự mệt mỏi vô cùng, vì lần đầu bay quốc tế, mà sức khỏe của mình cũng không phải thuộc dạng tốt, lại cả đêm không ngủ. Đến khi tiến hành làm thủ tục nhập cảnh, bước ra sân bay đợi người của trường tiếng Nhật đến đón, trường Akamonkai Nihongo Gakko, thì phát hiện ra trường chỉ cử 2 người Việt đến đón.

 

Trước khi sang Nhật, trường Akamonkai có bảo là sẽ có xe của trường đến sân bay đón. Và mọi người trong đoàn mang hành lý to vật vã, mang hết những gì có thể mang đi.

Vậy mà lúc này, mình và các bạn ấy vừa được thông báo sẽ đi xe điện về gần trường, sau đó mới có xe của trường đến đón tại ga gần trường. 
Sau đó là câu chuyện kéo lê hành lý đi, bạn nào cũng có 2 cái vali, thì làm sao kéo 1 lần xuống thang cuốn hết được? 

Đi một đoạn rất dài, tầm hơn 10 phút, mới xuống đến tàu điện. Và đều đáng sợ nhất vẫn chưa đến đâu :) Đó là mang hành lý khi chuyển tàu.

Bạn cứ tưởng tượng, hai tay xách 2 cái valy hơn 20kg, khi cánh cửa tàu mở ra chỉ có vài phút, bạn phải dùng hết sức để bước ra khỏi cánh cửa ấy cho kịp. Không có gì vất vả hơn lúc đó. Cũng may, như lúc nãy đã nói, mình chỉ mang 2 vali nhỏ, vì đã lo sợ là không vác nổi đồ. May là lo xa nên lúc đó cũng không đến mức quá căng thẳng như các bạn khác.

Vì vậy, mình nghĩ là các bạn nên mang hành lý ít thôi, nếu cần mang thì nên mang theo nước mắm, nước tương, cá hộp, ớt tươi...

 

Cuộc sống ở Nhật thật sự như một guồng xoay bất tận. Bạn hãy nhớ là khi bước sang Nhật rồi, không thể nương tựa vào ai được nữa. Mỗi người đều tất bật quay cuồng với cuộc sống của mình. Vì vậy, chỉ có một mình bạn có thể tự lo cho cuộc sống của bạn mà thôi.

 

Trước hết, khi bắt đầu vào học, chúng ta sẽ có lịch học ở trường. Sau đó dựa vào lịch học mà tìm việc làm thêm cho phù hợp khoảng thời gian còn lại.

Nói thì nghe đơn giản, nhưng khi bắt đầu thì chẳng đơn giản tí nào.

Nếu bạn không mang gánh nặng tài chính trước khi đi Nhật thì cuộc sống còn nhẹ nhàng hơn tí.

Nhưng mình biết, khi đến Nhật, ai cũng mang một khoản nợ trên vai, vấn đề là trả lúc nào, trả ngay hay đợi vài năm sau trả cũng được.

Học phí + nợ là hai thứ đè nặng tâm trí mình trong suốt những năm du học. Đến mức mình chẳng có thời gian và tâm trí để lo lắng cho chuyện tương lai. Ngay cả thời gian ngủ còn không có, nói chi mà băn khoăn lo lắng bước tiếp theo nên làm gì?

 

Với một người chưa từng mượn tiền, dù là 1000 VNĐ, hay 5000 VNĐ khi đi mua báo. (vì khi đó báo ra số đặc biệt, nên tăng giá so với báo thường.) Mặc dù sạp báo cách nhà chỉ có vài bước chân, nhưng mình cũng quay về nhà lấy thêm tiền rồi mới chạy ra mua báo, chứ không chịu thiếu rồi trả sau như lời chị bán báo nói.

 

Vậy mà, lần đi du học này, 1/3 số tiền trong tổng tiền đó, mình đã phải vay mượn. 2/3 còn lại là tiền của mình đi làm ở công ty Nhật 1.5 năm, sau khi tốt nghiệp đại học.

 

Thật ra điều mình muốn nói thế này, có lẽ bạn sẽ không thích nghe.

Nhưng mà, bạn không nên đi Nhật khi phải vay tiền để đi, dù chỉ là 1/3 số tiền như mình.

Nếu mà đến Nhật với tình trạng đó rồi, thì giống như người ta sinh ra ở vạch xuất phát, còn bạn sẽ phải chạy rất lâu mới đến vạch xuất phát vậy. 

 

Nếu bạn bắt đầu đi Nhật với tình trạng như vậy, mình có một vài lời khuyên sau, hi vọng có thể giúp ích cho bạn.

1) Xác định rõ muốn ở lại Nhật đến khi nào? Học xong trường tiếng thì về? Hay lên senmon, đại học? Hay đi làm ở Nhật?

2) Xác định ở Nhật thời gian ngắn rồi về VN? Hay định cư ở Nhật lâu dài?

Khi đã xác định rồi thì bạn phải tích cực tìm hiểu thông tin về những vấn đề đó. 1 tháng ít nhất bạn nên dành 1 ngày để theo dõi lộ trình của bạn đang đi đến đâu, có những vướng mắc gì, càng chuẩn bị sớm thì càng có nhiều cơ hội cho bạn.

Ví dụ nếu bạn trong trường hợp 1, thì bạn nên tìm hiểu trước trường Senmon bạn muốn vào khi bạn vừa bước chân vào trường tiếng. Cần những điều kiện gì? Để bạn có thể chuẩn bị đầy đủ vì đến khi kết thúc trường tiếng (sau 1 năm hay 1.5 năm học) chuẩn bị thi lên senmon, lúc đó bạn còn bận rộn để lo tiền học phí nộp kì cuối cho trường tiếng, và tiền kì đầu cho senmon. Chẳng có tâm trí đâu mà lo mình có đủ điều kiện nộp đơn và thi đậu senmon đó hay không đâu!!!

 

Chúc cho các bạn có những năm tháng du học thật ý nghĩa và ít vất vả nhất có thể. 

Hi vọng tương lai mỗi người sẽ nhớ đến khoảng thời gian du học như một khoảng thời gian đẹp trong tuổi thanh xuân của mỗi người.

Điều vui nhất khi du học là gì? Đó là có nhiều bạn bè cùng đi con đường như bạn. Ít nhất, khi du học bạn có mệt mỏi, vất vả, nhưng luôn có những người bạn đồng hành

 

Bạn có thể xem bài viết liên quan dưới link sau:

little-tokyo.hatenablog.jp

 

1つのブログランキングに参加しています。

クリックして応援していただけるととてもうれしいです♪

それぞれ1人1日1回のクリックがカウントされます。

アカウントなどなくてもどなたでも大丈夫です。

「↓ ↓ ↓ 外国人日記ランキングを押してください。日本が好きな人、みんなで国籍問わず、日本を盛り立てていきましょうね(#^^#)」

 

♯56日目 ♯94記事目 ♯継続

 


外国人日記ランキング